Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Chứng nhận hợp quy thanh Profile

Chứng nhận hợp quy thanh Profile


1. Thế nào là công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp quy thanh Profile nhôm, thanh Profile nhựa

Chứng nhận hợp quy là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy.

- Chứng nhận hợp quy thanh profile dùng để chế tạo cửa sổ cửa đi là việc đánh giá, chứng nhận thanh profile phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD

- Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD. Các đơn vị, doanh nghiệp sau khi được chứng nhận hợp quy thanh profile phải thực hiện công bố hợp quy thanh profile tại Sở Xây dựng sở tại



2. Các loại thanh profile nào phải chứng nhận hợp quy:

Các loại thanh profile sau phải thực hiện chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2017/BXD:

- Thanh profile hợp kim nhôm dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi

- Thanh profile poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi
chứng nhận hợp quy thanh profile


3. Đơn vị nào phải thực hiện chứng nhận hợp quy thanh profile

Các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thanh profile phải thực hiện chứng nhận hợp quy để đủ điều kiện lưu thông sản phẩm ra thị trường.
Trân trọng cám ơn!
Best regards,
-------------------------------------------------------------- 
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905786499 - Ms Cẩm Tiên
Email: vietcert.kinhdoanh69@gmail.com



HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM


Hiện nay, quy trình chứng nhận hợp quy ĐCTE được quy định cụ thể trong Quyết định số 401/QĐ-TĐC ngày 25/3/2010 của Tổng cục TCĐLCL. Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu ĐCTE thuộc đối tượng điều chỉnh của QCVN 3:3009/BKHCN đến một trong các tổ chức chứng nhận do Tổng cục chỉ định để được hướng dẫn cụ thể. Danh sách tổ chức chứng nhận được chỉ định đăng tải trên website của Tổng cục www.tcvn.gov.vn.
Về quy trình chứng nhận
 Đối với nhà sản xuất: phương thức chứng nhận thực hiện theo Phương thức 5, gồm thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Trường hợp nhà sản xuất đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm, hàng hóa được đánh giá, không cần phải đánh giá quá trình sản xuất.
Còn đối với nhà nhập khẩu: nếu ĐCTE đã được chứng nhận theo phương thức 5, phù hợp QCVN 3:2009/BKHCN, không phải chứng nhận khi nhập khẩu. Nếu chưa được chứng nhận theo phương thức 5, phải thực hiện chứng nhận cho lô hàng nhập khẩu. Phương thức chứng nhận được thực hiện theo Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Về nguyên tắc, tất cả các loại ĐCTE nhập khẩu thuộc đối tượng điều chỉnh của QCVN 3:2009/BKHCN đều phải có bằng chứng đã được chứng nhận phù hợp QCVN và được kiểm tra trước khi thông quan. Khuyến khích nhà sản xuất từ nước ngoài thực hiện chứng nhận hợp quy ngay tại bến đi (nước xuất khẩu) để giảm thủ tục khi nhập khẩu vào Việt Nam. Các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu…đã được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế cần được chứng nhận phù hợp QCVN trước khi thông quan.
Để chuẩn bị trước, các nhà sản xuất ở nước ngoài nên sử dụng các tổ chức chứng nhận đã được Bộ KH&CN chỉ định hoặc đề nghị Bộ KH&CN thừa nhận tổ chức chứng nhận ở nước ngoài để phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang Việt Nam.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với các hoạt động chính:

Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.

Với đội ngũ chuyên gia đa lĩnh vực, đa ngành có sự hiểu biết toàn diện và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực chứng nhận sự phù hợp. VietCert hoạt động với vai trò là Công ty chứng nhận độc lập, mục tiêu của VietCert là trở thành lựa chọn hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ chứng nhận chuyên nghiệp ở Việt Nam, tạo dựng lòng tin của người sử dụng và nâng cao giá trị cho khách hàng và các bên liên quan.

Mục đích của VietCert - Duy trì và cải thiện chất lượng cuộc sống.

VietCert cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chứng nhận vượt trội.


Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy Thép, Thép làm cốt bê tông


Chúng tôi TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH, CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT được Bộ khoa học công nghệ chỉ định là tổ chức giám định đối với ngành khoa học công nghệ trong lĩnh vực giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa là Thép cụ thể:

A. Giám định, chứng nhận thép sản xuất trong nước, thép nhập khẩu
 Phương pháp công bố tiêu chuẩn:
1. Tự công bố tiêu chuẩn theo mẫu trong thông tư 27/2012/TT-BKHCN
2. Thuê tổ chức giám định, chứng nhận chất lượng thép được Bộ khoa học công nghệ chỉ định (cụ thể là Trung Tâm VietCert)
    Trình tự như sau:
          - Người khai hải quan đăng ký kiểm tra chất lượng tại Trung Tâm VietCert theo mẫu của chúng tôi cấp.
         - Người khai hải quan đăng ký kiểm tra chất lượng theo Mẫu 1/ĐKKT ban hành kèm theo TT 27/2012/TT/BKHCN. Trong 01 ngày  làm việc cơ quan kiểm tra (chi cục nơi mở tờ khai) xác nhận người khai hải quan đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu  trên bản đăng ký của người khai hải quan và người khai hải quan nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra (chi cục nơi mở tờ khai) cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

       - Người khai hải quan lấy kết quả kiểm tra chất lượng của VietCert cấp gồm 03 bản gốc, sau đó (01 bản nộp cơ quan Hải quan (nếu cơ quan hải quan yêu cầu),  01 bản nộp Chi cục đo lường chất lượng nơi mở tờ khai, 01 bản lưu tại doanh nghiệp, thời hạn nộp kết quả trong vòng 15 ngày sau kể từ ngày thông quan hàng hóa.


B.  Giám định, chứng nhận thép làm cốt bê tông nhập khẩu và thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước:

- Đối với hàng hóa thép cốt bê tông thuộc nhóm 2 do Bộ khoa học công nghệ quản lý thì bắt buộc phải giám định, chứng nhận chất lượng thép cốt bê tông sản xuất trong nước,  nhập khẩu.

Trình tự như sau:
         - Người khai hải quan đăng ký kiểm tra chất lượng tại VietCert theo mẫu của chúng tôi cấp.
        - Người khai hải quan đăng ký kiểm tra chất lượng theo Mẫu 1/ĐKKT ban hành kèm theo TT 27/2012/TT/BKHCN. Trong 01  ngày  làm việc cơ quan kiểm tra (chi cục nơi mở tờ khai) xác nhận người khai hải quan đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu  trên bản đăng ký của người khai hải quan và người khai hải quan nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra (chi cục nơi mở tờ khai) cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

         - Người khai hải quan lấy kết quả kiểm tra chất lượng của VietCert cấp gồm 03 bản gốc, sau đó (01 bản nộp cơ quan Hải quan (nếu cơ quan hải quan yêu cầu),  01 bản nộp Chi cục đo lường chất lượng nơi mở tờ khai, 01 bản lưu tại doanh nghiệp, thời hạn nộp kết quả trong vòng 15 ngày sau kể từ ngày thông quan hàng hóa.
- Nội dung giám định, chứng nhận thép làm cốt bê tông nhập khẩu và thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước theo QCVN 7:2011/BKHCN theo phương thức 7 đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm hàng hóa